Nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình - đảm bảo an toàn thực phẩm bằng cách sử dụng nước rửa rau củ quả, thực phẩm tươi sống Sagren
Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm thường do bị ô nhiễm hay do độc tố tự nhiên gây nên bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hay chất hoá học xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, nó đều liên quan đến vấn đề thực phẩm bẩn, vệ sinh và các dụng cụ như bát, đĩa, dao, thớt… đóng một vai trò nhất định trong việc lây truyền các bệnh qua thực phẩm. Những thực phẩm không an toàn như thực phẩm từ nguồn động vật không nấu chín, rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, thuỷ hải sản chứa độc tố sinh học, nấm độc… Tác nhân gây bệnh truyền qua thực phẩm có thể gây nên bệnh tiêu chảy nguy hiểm hay làm suy nhược cơ thể, nhiễm độc hoá học có thể gây tử vong hoặc mắc các bệnh mạn tính như ung thư.
Vi khuẩn, Virus, Kí sinh trùng là những tác nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có tới 400 bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn, trong đó thường gặp nhất và có thể gây thành dịch là tiêu chảy cấp, dịch tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, cúm A(H5N1)...
Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có không ít trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở sản xuất, tại cộng đồng.
Hình minh họa (nguồn internet)
Bệnh lây truyền qua thực phẩm đang phổ biến trên phạm vi toàn cầu, các bệnh này được xếp là một trong những gánh nặng lớn đối với sức khỏe, kinh tế – xã hội của cả các nước phát triển và đang phát triển. Chính vì vậy, việc ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh và ngộ độc từ thực phẩm đã và đang được quan tâm ngày càng sâu rộng.
Qua việc phân tích nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm trên phạm vi rộng đã cho thấy mối nguy mất an toàn có thể tồn tại ngay trong hệ thống cung cấp thực phẩm, từ sản xuất tới chế biến, lưu trữ và phân phối tới người tiêu dùng, trong đó việc đảm bảo vệ sinh và khử khuẩn có vai trò quan trọng.
Trên thế giới việc tìm kiếm, ứng dụng các phương pháp và chất sát khuẩn an toàn, hiệu quả để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang thu hút sự chú ý của các cơ quan nghiên cứu, các công ty chế biến thực phẩm và các tổ chức chính trị, xã hội. Dung dịch hoạt hóa điện hóa được phát minh bởi nhà khoa học V.M. Bakhir là một trong số chất sát khuẩn hiệu quả, ít độc hại, giá thành hợp lý, dễ sử dụng cho cả hệ thống cung cấp thực phẩm.
Dung dịch hoạt hóa điện hóa là dung dịch muối loãng sau khi xử lý trong khoang anốt của buồng phản ứng điện hoá đặc biệt dạng dòng chảy, có màng ngăn. Dung dịch hoạt hóa điện hóa đã được biết đến như là một chất sát trùng mới, sạch về mặt sinh thái. Dù mang nhiều tên gọi khác nhau như anolyte, nước điện phân (electrolyzed water, EW), nước ô xy hoá điện phân (Electrolyzed oxidizing water, EOW) hay Nước rửa rau củ quả, thực phẩm tươi sống Sagren thì dung dịch này đều được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi trội so với các chất khử trùng truyền thống như: Hiệu lực khử trùng cao, an toàn, thân thiện môi trường và giá thành thấp. Nhờ những đặc tính an toàn với con người và môi trường nên nhiều nghiên cứu ứng dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm đã được thực hiện. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy dung dịch hoạt hóa điện hóa có hiệu quả khử khuẩn cao, khử được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và mùi hôi trên bề mặt, kéo dài thêm thời gian bảo quản rau quả thực phẩm và hoàn toàn thích hợp để làm chất khử trùng cho nhiều đối tượng khác nhau trong chế biến thực phẩm.
Công ty TNHH EVD công nghệ đã tiếp thu công nghệ sản xuất dung dịch hoạt hóa điện hóa từ hãng IZUMRUD, Liên bang Nga và kết quả nghiên cứu ứng dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm từ Viện Công nghệ môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để sản xuất dung dịch hoạt hóa điện hóa: “Nước rửa rau củ quả, thực phẩm tươi sống Sagren”. Sagren đã được công bố An toàn thực phẩm số: 02/EVD/2019 theo nghị đinh 15/2018/NĐ-CP. Sagren đang từng bước khẳng định hiệu quả trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hoài Châu, V.M.Bakhir, Ngô Quốc Bưu, Dung dịch hoạt hóa điện hóa Công nghệ và ứng dụng, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ (2015).
2. Yu-Ru Huang, Yen-Con Hung, Shun-Yao Hsu, Yao-Wen Huang,
Deng-Fwu Hwang, Application of electrolyzed water in the food industry, Food control 19(2008) 329-345.
3. Jianxiong Hao , Wuyundalai , Haijie Liu , Ti anpeng Chen , Yanxin Zhou , Yi - Cheng Su , and Lite Li, Reduction of Pesticide Residues on Fresh Vegetables with Electrolyzed Water Treatment, Journal of Food Science Vol. 76, Nr. 4, 2011.
4. http://www.bakhir.com/eca/ecasolutions/
5. http://www.izumrud.com.ru/eng/
6. https://www.envirolyte.com